Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để bảo đảm an toàn sức khỏe cho mẹ và con. Với chuyên mục ngày hôm nay, Tập Làm Mẹ sẽ chia sẻ đến các bạn thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường, những thực đơn dưới đây được các chuyên gia kiểm nghiệm nên các mẹ có thể an tâm thực hiện.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Tiểu đường ở thai kỳ sẽ có xu hướng diễn ra ở 3 tháng đầu thai kỳ và giai đoạn 3 tháng thai kỳ.
Trong giai đoạn thai nhi được 3 tháng tuổi các mẹ có dấu hiệu khát nước và đi vệ sinh nhiều hơn so với thời gian trước mang thai.
Trả qua 6 tháng đầu, các mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một triệu chứng như là: Bị sụt cân không rõ nguyên nhân, bị hoa mắt trong một thời gian ngắn, xuất hiện các vết thương hở, vùng kín ngứa ngáy thậm chí bị nấm viêm nhiễm, nước tiểu có kiến bâu vào, ăn nhiều mất kiểm soát, thường xuyên mệt mỏi, không có sức sống,…
Nguyên nhân bị tiểu đường ở thai kỳ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị tiểu đường ở thai kỳ mà các mẹ thường chủ quan bỏ qua, dưới đây là những nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường ở mẹ bầu.
- Một trong những nguyên nhân tất yếu gây nên bệnh tiểu đường đó là các mẹ nạp đồ ngọt quá nhiều.
- Các mẹ lười uống nước uống nước làm tăng hàm lượng đường trong máu tăng lên.
- Ít vận động khiến máu khó lưu thông, các chất thải lại cũng dẫn đến tích tụ ở cơ thể lâu ngày dẫn đến bệnh tiểu đường.
- Trong suốt quá trình mang thai, nhau thai tạo ra nội tiết tốt để giúp thai nhi phát triển sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất insulin. Những loại tiết tố này cũng gây ra một số rủi ro, được coi như là một kháng insulin. Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi tụy tạng không cung cấp đủ insulin cần thiết cho cơ thể làm cho lượng đường trong máu cao.
Thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường
Để đảm bảo an toàn và đủ chất dinh dưỡng nuôi con từ trong bụng mẹ, thì chúng tôi sẽ gợi ý các mẹ một số thực đơn nhằm áp dụng thực đơn sáng cho người tiểu đường và thực đơn tối cho người tiểu đường.
Thực đơn sáng cho người tiểu đường thai kỳ
Thực đơn ngày 1: 1 bánh mì nguyên hạt với 2 muỗng cà phê sốt béo, một phần hai ngũ cốc lúa mì cắt nhỏ với một cốc sữa ít béo, một miếng trái cây.
Thực đơn ngày 2: Bột yến mạch, hạt điều, nửa trái thanh long.
Thực đơn ngày 3: Trứng chiên, bánh mì nguyên cám, salad rau.
Thực đơn ngày 4: Cháo ngũ cốc nguyên hạt (đậu xanh, đậu đen, vừng đen, lạc, gạo lứt,…).
Thực đơn ngày 5: Phở gạo lứt thịt bò ăn kèm với giá chần.
Thực đơn ngày 6: Bún cá ăn kèm rau.
Thực đơn ngày 7: Bánh quy ngũ cốc không đường, chuối, 1 quả bơ.
Thực đơn tối cho người tiểu đường thai kỳ
Thực đơn ngày 1: Cháo thịt nạc, sau khi ăn tráng miệng bằng sữa chua không đường.
Thực đơn ngày 2: Miếng gà ăn kèm rau, bổ sung nước ép táo tươi sau khi ăn.
Thực đơn ngày 3: Cơm ăn kèm với cá hồi áp chảo, canh kim chi, nước ép trái cây.
Thực đơn ngày 4: Cháo yến mạch nấu tôm, ngô luộc, salad rau bina.
Thực đơn ngày 5: Thịt nướng, súp lơ xanh luộc, khoai tây.
Thực đơn ngày 6: Cơm gạo lứt, tôm nướng, canh rau nấu thịt nạc.
Thực đơn ngày 7: Ức gà nướng, khoai lang nước, sữa không đường.
Những lưu ý khi ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường
Ngoài việc cân nhắc về thực đơn nên ăn gì thì các mẹ cũng cần lưu ý những điều dưới đây:
- Đảm bảo thời gian ăn: Ăn đúng bữa đúng giờ, không ăn quá trễ để duy trì sự điệu đồ của cơ thể.
- Đảm bảo sự cân đối của các chất, không ăn quá nhiều chất này, quá ít chất khác, hạn chế tinh bột cho thai nhi có thể phát triển tốt hơn
- Ăn ở mức vừa đủ: Không ăn quá nhiều cũng không ăn quá ít, ăn để tạo cảm giác no để không phải bị hạ đường huyết.
- Tuân thủ theo thực đơn ăn uống và chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia.
- Không ăn quá mặn, không ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp.
- Hạn chế sử dụng các thức uống có ga, cà phê, chất kích thích.
Lời kết
Vậy là Tập làm mẹ đã gợi ý với các bạn một số thực đơn tiểu đường thai kỳ. Chúng tôi hy vọng với thực đơn và những lưu ý trên sẽ giúp mẹ có một cơ thể khỏe mạnh cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi .