Các mẹ đang bực mình vì áp dụng công thức pha sữa trên bao bì nhưng vẫn có tình trạng và sữa có bọt, vậy nguyên nhân pha sữa có bọt là gì? Hãy cùng Tập Làm Mẹ đi tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục pha sữa có bọt.
Nguyên nhân pha sữa có bọt
Vừa qua, Tập Làm Mẹ nhận được rất nhiều câu hỏi như là Tại sao chúng tôi pha sữa đúng quy trình và hướng dẫn trên bao bì rồi nhưng vẫn có hiện tượng nổi bọt? Thì dưới đây là tập hợp những nguyên nhân gây nên tình trạng sữa nổi bọt.
Do chất lượng sữa
Chất lượng sữa là vấn đề đầu tiên chúng ta cần phải quan tâm, đây có thể là nguyên nhân chủ chốt nhất cũng là nguyên nhân khiến các mẹ đau đầu nhất. Có thể các mẹ đã mua nhầm phải hàng nhái nên chất lượng sản phẩm không có hay những sản phẩm hết hạn sử dụng làm giảm chất lượng các thành phần bên trong sữa.
Sữa hết hạn lâu ngày cũng khiến các nguyên tố bên trong sữa biến đổi, các cấu trúc phân tử cũng vì thế mà đứt gãy gây nên hiện tượng sủi bọt. các cấu trúc phân tử cũng vì thế mà đứt gãy.
Do quá trình pha sữa
Đây là nguyên nhân rất nhiều bà mẹ gặp phải, có thể quá trình pha sữa trải qua nhiều công đoạn nên có những khâu chuẩn bị các mẹ có thể quên một số công đoạn như: Ví dụ như các mẹ quên vệ sinh bình sữa hoặc vệ sinh bình không sạch chẳng hạn, các cặn sữa đôi khi vẫn còn lắng đọng dưới đáy bình.
Cũng có thể các mẹ sử dụng nước quá sôi hoặc quá nguội trong quá trình pha sữa. Tuy nhiên những bọt sữa này có thể biến mất trong một thời gian ngắn, khí này hay còn gọi là khí thừa.
Do quá trình bé bú sữa bình
Bé bú bình có nhiều bọt khí nguyên nhân này là do bé cầm bình bú không đúng tư thế, bọt sữa có thể xuất hiện sau khi bé mút sữa, một lượng khi nhỏ sẽ tự động bị hút ngược lại vào trong bình để bù đắp vào phần sữa đã vơi đi.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài 3 nguyên nhân chủ chốt trên thì những nguyên nhân sau cũng chính là thủ phạm gây nên sữa có bọt:
- Van thông khí bị tắc nghẽn
- Vặn nắp bình quá chặt khiến hệ thống khí trong bình không được lưu thông.
- Lực bú và size núm không phù hợp, lực bú của bé mạnh hơn có thể làm cho núm bị méo móp.
Giải pháp khắc phục sữa bị sủi bọt
Có rất nhiều cách để các mẹ có thể khắc phục tình trạng bị sủi bọt, dưới đây là 4 cách pha sữa cho trẻ sơ sinh cơ bản:
Lựa chọn dòng sản phẩm sữa uy tín
Việc lựa chọn các dòng sữa vừa uy tín vừa phù hợp chưa bao giờ là điều dễ dàng với các mẹ. Nhưng không sao cả, để tránh những trường hợp mua nhầm hàng giả hàng nhái các mẹ cần phải đến các trung tâm uy tín đảm bảo an toàn chất lượng. Sau đó chọn những dòng sữa thương hiệu lớn nổi tiếng nhắm đến những thành phần có lợi phù hợp cho con.
Hơn hết, sau khi chọn được thương hiệu và dòng sữa phù hợp, tiếp theo đó các mẹ nên cân nhắc hạn sử dụng trên bao bì, điều này tuyệt đối không được chủ quan.
Pha sữa đúng cách
Pha sữa công thức là như thế nào? Pha sữa công thức cho nước trước hay sữa trước? Điều này rất nan giải phải không nào?. Vậy pha như thế nào là đúng cách?
Để pha sữa đúng cách mà không còn xảy ra tình trạng sủi bọt các mẹ cần có một chiếc cốc sau đó cho sữa bột vào, trường hợp các hạt sữa dính vào nhau thì dùng một dụng cụ tán đều ra. Pha sữa đúng công thức thì nên cho nước vào sau rồi khuấy sữa thật nhẹ để sữa tan đều.
Sau khi khuấy sữa ở cốc xong thì đưa nhẹ sữa vào bình rồi cho con thưởng thức.
Cho bé bú đúng cách
Cho bé bú như thế nào là đúng cách? Các mẹ hãy làm theo trình tự chỉ dẫn sau đây nhé.
Bước 1: Mẹ sẽ ngồi và bế bé ở tư thế nằm nghiêng, giữ phần đầu của bé được nang lên cao tổng quá trình bú.
Bước 2: Đặt bình sữa chính xác, nghiêng bình sữa sao cho sữa lấp đầy phần núm vú.
Bước 3: Kiểm tra tốc độ chảy có phù hợp với lực hút và sức chịu của con không.
Bước 4: Kiểm tra kỹ xem nắp bình bú có được vặn kĩ không, đừng để nắp bình quá chặt cũng như đừng để nắp bình quá lỏng.
Thay đổi bình bú cho con
Chọn mua những bình sữa có miệng đưa vào rộng, để dễ dàng khuấy đều bình mà không cần dùng lực lắc mạnh đồng thời cũng giúp mẹ dễ dàng vệ sinh mọi ngóc ngách trước vào sau khi sử dụng bình bú.
Chọn các loại bình sữa có van thông khí tốt.
Chọn núm ti phù hợp với lực bú của con.
Chọn bình sữa có góc cạnh hoặc núm ti nghiêng để giúp giữ sữa luôn đầy ở phần núm ti.
Lời kết
Vừa rồi là những nguyên nhân pha sữa có bọt, Tập Làm Mẹ hy vọng với những biện pháp trên có thể giúp các bạn khác phục được tình trang có bọt khi pha sữa có bọt. Chúc các mẹ sớm khắc phục và cải thiện được tình trạng pha sữa bột có bọt, cũng như có nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho quá trình chăm sóc con.