Trong quá trình thai kỳ các mẹ quên bổ sung sắt cho cơ thể khiến con sinh ra có nguy cơ thiếu sắt trầm trọng, hay con bị thiếu sắt do gen di truyền lượng sắt bên trong cơ thể con không đủ đáp ứng. Với bài viết ngày hôm nay, Tập Làm Mẹ sẽ bật mí với các mẹ Bỉm sẽ bật mí những món canh bổ máu cho bé.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị thiếu máu
Trước khi đi đến những công thức tuyệt vời được nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, chúng tôi sẽ chia sẽ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu máu để các bố mẹ có thể tìm cách phòng tránh đồng thời có các biện pháp khắc phục hiểu quả.
Tuỷ xương của trẻ bị biến dạng
Tuỷ xương đóng vài trò rất quan trọng trong việc tạo ra những hồng cầu, chính vì vậy nếu tình trạng tuỷ xương của trẻ bị biến dàng xảy ra làm ảnh hưởng đến khả năng sản sinh ra hồng cầu.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng ở đây là nằm ở trong thời kỳ mẹ mang thai cũng như trong thời kỳ mẹ cho con ăn ngay khi con đã được sinh ra. Nhưng món ăn thiếu các chất như Sắt, Axit Folic, Vitamin B12. Đây vốn dĩ là những chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu. Do vậy những các bố mẹ nên cân nhắc chế độ dinh dưỡng hằng ngày cho con.
Bị mất máu quá nhiều
Nguyên nhân này xuất hiện phần nhiều là do trẻ bị va chạm gây nên hiên tượng trầy xước, da tổn thương mất máu do chấn thương. Hoặc cũng có thể là nguyên nhân mất máu do xuất huyết hoá hoặc loét dạ dày.
Sự thay đổi bất thường của hồng cầu
Hồng cầu thay đổi về hình dạng cản trở việc di chuyển trong mạch máu dẫn đến thiếu máu.
Nguyên nhân do bệnh lý
Một số căn bệnh lý bé thường gặp ở trẻ đó là nhiễm độc chì, tan máu tự miễn, màng hồng cầu,…
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu máu
Làm thế nào để biết con bị thiếu máu? Đây là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh. Để có thể nhận biết bé bị thiếu máu hay không, các mẹ có thể nhận biết thông qua những đặc điểm sau:
- Làn da xanh sao, bên cạnh đó lòng bàn tay và lòng bàn chân không được hồng hào như các đứa trẻ khác. Để dễ dàng nhận biết được điều này, mẹ có thể so sánh lòng bàn tay, bàn chân mình với những đứa trẻ khác.
- Bé hay bị mệt, gương mặt nhợt nhạt, dễ bị bệnh khi thời tiết thay đổi. Điều này chứng tỏ sức đề kháng của trẻ rất yếu, gây ra từ việc đường tiêu hoá, đường hô hấp bị nhiễm khuẩn.
- Bé có dấu hiệu từ chối ăn, thậm chí biếng ăn dài hạn, sụt cân bất thường.
- Trẻ lười hoạt động, dễ mất tập trung và thiếu cân bằng.
Những món canh bổ máu cho trẻ
Cho trẻ ăn những món canh bổ máu gì là tốt? và canh gì tốt cho bà bầu? Những món canh bổ được làm để bổ sung hằng ngày là một trong những phương pháp tối ưu của các bậc phụ huynh. Sau đây Tập Làm Mẹ sẽ bật mí bạn Top những công thức các món canh bổ dưỡng cho bé và mẹ đang mang bầu cũng có thể áp dụng.
Canh bầu nấu nghêu
Nguyên liệu: 1kg nghêu tươi, 1 trái bầu, 100g hành lá, rau mùi, một nhánh nhỏ hành tươi, hạt nêm, dầu oliu, nước mắm.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Ngâm nghêu với nước muối trong khoảng 60 phút cho nghêu nhả hết đất bên trong và rửa sạch lại nhiều lần với nước.
- Bước 2: Bầu rửa sạch, gọt vỏ, có thể bỏ ruột hoặc không, cắt từng lát mỏng.
- Bước 3: Cho nghêu vào nồi nước, thêm vài lát gừng và nấu sôi đến khi nghêu há miệng.
- Bước 4: Vớt nghêu ra, tách phần thịt, ướp với hạt nêm và nước nắm trong khoảng 10 phút. Giữ lại phần nước luộc.
- Bước 5: Bắc nồi lên bếp, cho vào ½ thìa dầu oliu vào và đợi đến khi dầu nóng. Cho gừng, củ hành lá băm vào phi thơm. Cho nghêu đã ướp vào xào khoảng 3 – 4 phút. Tiếp tục cho bầu vào và đảo đều tay đến khi bầu bắt đầu chuyển màu.
- Bước 6: Cho phần nước luộc nghêu vào nồi, nấu thêm khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 7: Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho thêm hành lá và rau mùi rồi tắt bếp.
Canh củ dền đỏ xương heo
Nguyên liệu: 300g xương heo, 1 củ dền đỏ, 1 củ cà rốt, 100g hành lá và rau mùi, hạt nêm cho bé hành.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và chặt nhỏ xương heo. Cho xương vào nồi, đổ nước ngập cao khoảng 2/3 nồi, hầm cho xương mềm trong khoảng 45 – 60 phút.
- Bước 2: Gọt vỏ, rửa sạch và cắt củ dền, cà rốt, khoai tây thành miếng vừa ăn (Khoai tây cắt to hơn củ dền), hành lá cắt nhỏ.
- Bước 3: Khi xương mềm, cho theo thứ tự củ dền – cà rốt – khoai tây vào, mỗi loại cách nhau khoảng 2 – 3 phút.
- Bước 4: Đun thêm khoảng 5 – 7 phút, nêm gia vị vừa ăn, thêm hành lá, rau mùi và tắt bếp.
Canh gà hầm bí đỏ
Nguyên liệu: 1kg thịt gà ta, 1 trái bí đỏ, 300g hành tím tỏi, 300g gành lá, ngò rí hoặc ngò gai, một ít gia vị hạt nêm, nước mắm, muối, dầu ăn, tiêu.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Thịt gà sau khi mua về rửa sạch với nước muối pha loãng, chặt miếng vừa ăn. Ướp thịt gà với một chút hạt nêm, muối và hành tím băm nhỏ trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
- Bước 2: Bí đỏ nên chọn loại bí đỏ hồ lô, quả già có màu vàng sậm sẽ mềm và dẻo, sau đó gọt vỏ, rửa sạch, để ráo và thái khối vừa ăn.
- Bước 3: Bật bếp cho vào nồi ít dầu ăn phi thơm 1 củ hành và 2 nhánh tỏi băm nhỏ, lúc này bạn cho bí vào xào xơ và múc ra để riêng. Cho thịt gà ướp sẵn vào chảo rồi đảo cho thịt săn lại và ngấm gia vị.
- Bước 4: Cho thịt gà vừa xào sẵn vào nồi cho nước ngập thịt, vặn to lửa đậy vung lại và đun sôi. Vặn lửa nhỏ và đun liu riu trong khoảng 20 – 30 phút, canh chừng để vớt bọt cho nước hầm được trong (nếu chưa nấu ngay bạn có thể hầm khoảng 15 phút, tắt bếp và đậy nắp nồi xương sẽ nhừ thêm).
- Bước 5: Sau khi xương gà nhừ, cho bí vào và hầm thêm khoảng 5-10 phút (chú ý không nên hầm quá lâu tránh làm bí bị nhừ quá ăn sẽ không ngon).
- Bước 6: Lúc này nêm nếm gia vị vừa ăn và đun sôi thêm 1 phút, sau đó cho thêm hành lá và ngò rí băm nhỏ rồi tắt bếp.
Canh rau dền thịt băm
Nguyên liệu: 2 bó rau dền, 200g thịt heo, 1 củ hành tím, gia vị hạt nêm, muối, tiêu, nước mắm.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rau dền nhặt gốc, rửa sạch, cắt nhỏ. Thịt heo rửa sạch, xay hoặc băm nhỏ, ướp với các gia vị: nước mắm, hạt nêm, hành tím băm nhuyễn khoảng 10 phút cho thấm.
- Bước 2: Bắt nồi lên bếp, cho ít dầu ăn, bỏ hành tím băm nhuyễn phi cho thơm. Cho thịt băm đã ướp vào xào cho săn lại rồi đổ lượng nước vừa đủ nấu sôi lên.
- Bước 3: Khi nước sôi cho rau dền vào nấu khoảng 4-5 phút cho rau chín, nêm lại cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Canh rau mồng tơi nấu tôm tươi
Nguyên liệu: 4 con tôm tươi, 1 nhánh hành ngò, 1 muỗng canh dầu ăn, gia vị thông dụng như là đường muối, bột ngọt, hạt nêm, tiêu.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Tôm mua về lột bỏ đi phần đầu, vỏ, chân. Sau đó, cắt tôm thành các đoạn nhỏ vừa ăn rồi ngâm trong nước muối loãng khoảng 3 phút, rửa lại bằng nước sạch và để ráo.
- Bước 2: Mồng tơi nhặt bỏ lá hư, rồi rửa sạch với nước sau đó dùng dao cắt thành các khúc nhỏ vừa ăn có chiều dài khoảng 1.5 lóng tay.
- Bước 3: Hành ngò rửa sạch cắt nhỏ.
- Bước 4: Cho tôm cùng 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm vào tô trộn và ướp trong 15 phút cho tôm thấm đều gia vị.
- Bước 5: Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nồi đợi đến khi dầu nóng, cho tôm đã ướp vào xào với lửa vừa không, sau đó tắt bếp.
Lời kết
Thông qua bài viết này chắc hẳn các mẹ cũng biết được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng con bị thiếu máu. Và đây cũng là Top những món canh bổ máu cho bé mà các mẹ không nên bỏ qua nếu các mẹ muốn cải thiện bệnh thiếu máu cho con. Hãy đưa chúng vào bữa ăn hằng ngày của các con để tạo nên sự đa dạng và tăng cường sức khỏe cho con trẻ.