Ngày nay với sự phát triển văn minh của thế giới, các bố mẹ không còn chật vật với các dụng cụ cho trẻ sơ sinh nữa. Khác với thời xưa ngày nay các cụ dùng các loại tả vải hình tam giác buộc thủ công cho con thì ngày này các ông bố bà mẹ hiện đại chuyên dùng các loại quần bỏ bỉm. Vậy quần bỏ bỉm là gì? Có nên dùng quần bỏ bỉm cho em bé không? Cách sử dụng quần bỏ bỉm như thế nào? Hãy cùng Tập Làm Mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Quần bỏ bỉm là gì?
Khái niệm quần bỏ bỉm
Quần bỏ bỉm là loại quần được thiết kế bằng vải với chất liệu cotton mềm mại, thấm hút tốt và rất an toàn cho da của bé, đặc biệt những làn da nhạy cảm mẹ không cần phải lo.
Cấu tạo quần bỏ bỉm
Võ tã được làm từ chất liệu PUL, cực kỳ thoáng. Trên võ tả có 2 dãy cúc bấm hoặc khuy cài, phần vỏ bỉm sẽ được thiết kế bắt mắt tuy theo hãng sản xuất và người thiết kế.
Miếng lót của quần được thiết kế tách rời với phần vỏ tã và có cúc để giữ miếng lót cố định với vỏ bọc. Thiết kế tách rời này giúp việc vệ sinh quần dễ dàng hơn, tiện lợi hơn. Miếng lót thường được làm từ vải microfiber hoặc chất liệu thiên nhiên lành tính như than tre hoạt tính, xơ tre tự nhiên với khả năng chống vi khuẩn hiệu quả và thấm hút tốt.
Có nên dùng quần bỏ bỉm cho bé
Quần bỏ bỉm được xem là loại được khuyến khích dùng cho trẻ hiện nay, được làm từ các chất liệu lành tính giúp mông bé thông thoáng không bị hăm.
Tiết kiệm chi phí bởi bỉm có độ bền từ 2 đến 3 năm, các mẹ có thể tái sử dụng nhiều lần sau khi giặt sạch.
Tuy nhiên không nên dùng quần bỏ bỉm với những trường hợp sau vì quần bỏ bỉm vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
Quần sẽ bất tiện với những bé tè nhiều. Loại quần này chỉ hút tối đa 2 lần tè mà thôi, nếu không kịp thay sẽ dễ gây nên nấm ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Như vậy, có thể thấy các mẹ nên dùng quần bỏ bỉm cho bé có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng vì các loại quần bỏ bỉm thường được làm từ chất liệu rất an toàn cùng với độ thoáng khí và thấm hút cao. Bên cạnh đó các mẹ cũng lưu ý không nên dùng quần bỏ bỉm cho bé khi bé ngủ vì khi đó bé có thể tè nhiều lần và miếng lót không thể thấm hút hết gây khó chịu mẹ nhé.
Cách sử dụng quần bỏ bỉm
Mang quần bỏ bỉm làm sao cho đúng cách để tránh những điều không mong muốn xảy ra chúng ta nên cần lưu ý cách sử dụng quần bỏ bỉm như sau.
Nếu là quần mới cũng không nên chủ quan, cần giặt trước khi cho bé sử dụng.
Kiểm tra khả năng thấm hút của quần thường xuyên, lựa chọn những hãng chất lượng có độ thấm hút cao để không gây ngứa ngáy khó chịu.
Giặt quần bỏ bỉm đúng cách để giữ được tuổi thọ sản phẩm, không giặt bằng các chất tẩy mạnh hoặc quá nhiều bột giặt có nhiều hương liệu để tránh tình trạng con bị dị ứng.
Ngưng sử dụng nếu con con dấu hiệu nổi hăm, nổi mẩn sau lần sử dụng nào đó.
Vệ sinh mông bé trước và sau khi sử dụng, tốt nhất lau khô và để mông con khô ráo rồi hãy mang bỉm.
Đối với trẻ tiểu nhiều vào ban đêm, bố mẹ nên cẩn trọng và chú ý, nếu muốn tốt nhất cho con thì hạn chế dùng quần bỏ bỉm vào ban đêm.
Một số câu hỏi liên quan đến quần bỉm cho bé
Ngoài ra còn có một số câu hỏi liên quan đến quần bỉm mà các mẹ muốn biết nữa là:
Quần bỉm vải có tốt không?
Quần bỉm sẽ rất tốt cho bé nếu chúng ta biết cách dùng, và hiểu được quy trình sử dụng.
Mấy tiếng thay bỉm 1 lần?
Đây là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Để đảm bảo sức khỏe vệ sinh cho bé, các mẹ nên thay bỉm cho con 2 tiếng một lần. Trường hợp bé đi đại tiện xong thì cần thay nay tức khắc, để tránh vi khuẩn xâm nhập hậu môn và vùng kín của bé.
Khi nào nên đóng bỉm cho trẻ sơ sinh?
Không thể dùng tã quần cho trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng, nên dùng bỉm cho con tốt nhất là con bốn tháng tuổi trở lên. Khi bé biết úp, lật, trườn và đạp chân liên tục là dấu hiệu cho giai đoạn thích hợp nhất.
Lời kết
Như vậy là những vấn đề về quần bỏ bỉm đã được chia sẻ ở trên, hy vọng những thông tin này sẽ giúp các mẹ mang bỉm đúng cách cho con để sức khỏe của con có thể được bảo vệ một cách triệt để.