Trẻ con thường hay ngỗ nghịch, hiếu động, không chịu ngồi yên khi ăn khiến các bố mẹ mất thời gian và tức giận. Ghế ăn cho bé là một trong những giải pháp tối ưu được các bố mẹ sử dụng. Tuy nhiên, nếu bé không chịu ngồi ghế ăn phải làm thế nào? Hãy cùng Tập Làm Mẹ tìm hiểu về các giải pháp để bé ngồi yên khi ăn qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân bé không chịu ngồi ghế ăn
Bé mấy tháng ngồi được ghế ăn dặm? Thông thường bé từ 6 tháng trở lên sẽ tiếp xúc với ăn dặm, nên thời điểm bây giờ các mẹ sẽ tập luôn cho bé cách ngồi ghế ăn dặm. Vậy bé có thực sự thích ngồi ghế ăn dặm không? Nếu không thích thì nguyên nhân do đâu? Dưới đây là những nguyên nhân khiến bé không chịu ngồi ghế khi ăn.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên dễ nhận biết đó là bé sợ ăn dặm. Nguyên nhân thứ 2 đó là những đứa trẻ tinh nghịch hiếu động không chịu bó hẹp trong một không gian nhất định.
Bé quen với ăm bồng, việc này dẫn đến cho bé một thói quen thích bố mẹ ẵm bồng cho ăn. Nguyên nhân tiếp theo đó là đôi khi do ghế quá cao bé không gắp được thức ăn.
Nguyên nhân cuối cùng đó là chất liệu ghế quá cứng tạo cảm giác đau cho bé.
Những giải pháp bé không chịu ngồi ghế ăn.
- Giải pháp đầu tiên đó là đảm bảo cho bé một tư thế trông tự nhiên, thoải mái nhất có thể. Đảm bảo được chiều cao của bé tỉ lệ thuận với chiều cao ghế.
- Hạn chế bế ẵm con khi ăn, không ít phụ huynh quên rằng điều này sẽ khiến cho con có một thói quen không tốt, con sẽ mè nheo khi không được bồng.
- Chế biến những món ăn mà bé yêu thích bày sẵn lên bàn để thu hút bé, khi thấy các món ăn yêu thích bé sẽ hiếu kỳ hơn.
- Không để con ngồi quá lâu, ngồi quá lâu sẽ khiến con bị mỏi, sẽ dần dần biến thành nỗi ám ảnh của con khi thấy ghế ăn.
- Hãy để con thật đói rồi mới cho ăn, đôi khi con không chịu ăn cũng có thể là con đang no.
- Trước giờ ăn đặt con ngồi lên ghế chơi từ 15 đến 20 phút.
- Ngồi bên cạnh chơi đùa và động viên với con vỗ về con khi ăn.
- Không quát la mắng con, không giận dữ quát tháo con.
Bé nằm ăn có tốt không? Tuyệt đối không được cho bé ăn nằm, đây là một nói quen không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà con ảnh hưởng đến tính cách của bé sau này.
Làm gì khi trẻ 2 tuổi không chịu ngồi yên?
Đối với trẻ 2 tuổi thì có lẽ đây là độ tuổi khó bảo, bởi độ tuổi này trẻ cực kỳ ngỗ nghịch, dạy trẻ ngồi yên 2 tuổi chưa bao giờ là dễ dàng. Vấn đề này khiến nhiều phụ huynh đau đầu, để tránh phiền phức khi con nghịch ngợm, các bố mẹ cần nắm những tuýp giải pháp sau.
Luôn sát cánh cùng con
Trẻ nghịch ngợm bị thu hút bởi những điều lạ lẫm, con dễ bị lạc ở chốn đông đúc, khi tiếp xúc với đám đông con dễ bị xao nhãng, chạy nhảy lung tung. Vì vậy cần cho người sát cánh cùng con liên tục tráng trường hợp con bị lạc.
Giới hạn không gian vui chơi của con
Tìm đến những nơi vắng vẻ, tươi mát cho con cảm nhận thiên nhiên, khu vực rộng thoáng đãng, thỏa sức vui chơi để con khám phá. Tráng cho con chơi gần các khu vực nguy hiểm như bếp, cầu thang, ao hồ sông suối.
Dành thời gian chơi cùng con
Các bố mẹ có xu hướng bận rộn với công việc, không có thời gian chơi cùng con, chơi cùng con để có cơ hội hiểu được tâm lý con, tâm sự với con nhiều hơn ít nhất 30 đến 1 tiếng mỗi ngày.
Giáo huấn cách hành xử của con
Tiếp xúc với con để phát hiện ra những điều không tốt, rồi tìm cách dạy dỗ sửa đổi cho bé, đưa ra các quy tắc về giao tiếp, hành xử. Tạo cho con sống có theo quy tắc đồng thời tuân thủ quy tắc sống.
Giữ bình tĩnh trước những lỗi sai của con
Không được nổi giận trước mặt con, sự giận dỗi của bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến. Nếu con khóc lóc, ăn vạ mà các bố mẹ cứ tức giận thì chỉ khiến cho sự việc tốt hơn.
Không cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử
Ngày nay, các bố mẹ thường dùng các thiết bị điện tử để thúc đẩy cho con ở những bữa ăn, nhưng các bố mẹ không biết mạng xã hội khiến bé hiếu động hơn.
Sử dụng những thực phẩm chức năng cho con
Các phụ huynh có thể tham khảo những thực phẩm chức năng, các loại cốm thảo dược có chứa các dưỡng chất GABA, Taurine, Magie,… những thành phần này có thể làm giảm tính tăng động, trấn tĩnh hệ thần kinh giúp kiểm soát hành vi.
Lời kết
Bé không chịu ngồi ghế ăn và không chịu ngồi yên chỉ là sự hiếu động đơn thuần cho nên các bố mẹ không cần phải lo lắng quá mức. Chỉ cần các mẹ áp dụng những giải pháp ở trên thì chúng tôi tin rằng tình trạng hiếu động của con sẽ được cải thiện hơn